Trang

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới, đồng thời bảo vệ và gia tăng lợi ích lâu dài của Quý vị cổ đông, Quý khách hàng cũng như đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội.


Kính gửi: Quý cổ đông! chỉ tiêu khác đều đảm bảo đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Quý vị thân mến!
Thay mặt Hội đồng quản trị, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý vị, những người đã gắn bó đồng hành cùng Ngân hàng trong suốt thời gian qua. Năm 2011 đã khép lại với nhiều biến động liên tục của kinh tế thế giới, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Chính phủ, những biện pháp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động kinh tế đã chuyển mình kịp thời và ổn định. Nằm trong xu thế đó, hoạt động tài chính – ngân hàng trong nước cũng từng bước đi vào ổn định và đạt được một số kết quả đáng tự hào.Cùng với những nỗ lực hết mình và sự đồng lòng của Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên, trong năm 2011
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Thanh Phượng và các cổ đông
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Thanh Phượng và các cổ đông
Ngân hàng TMCP Bản Việt đã đạt được những thành quả rất đáng phấn khởi: mạng lưới giao dịch đã có mặt tại hầu hết tại các tỉnh, thành phố lớn; Tổng tài sản đạt 16. 968 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 2010; Kết quả lợi nhuận tăng 380%; Huy động vốn tăng 120%; Vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng, …các Để tiếp tục hoạt động ổn định và phát triển hơn nữa trong thời gian tới, mỗi doanh nghiệp đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quản trị, điều hành và tiến tới từng bước tái cấu trúc để thích ứng với những biến động không ngừng của nền kinh tế.
Nhằm cụ thể hoá những bước đi để thay đổi chính mình, Ngân hàng TMCP Gia Định đãchính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản Việt. Có thể nói, đây được xem là một bước chuyển mình trong giai đoạn mới, tạo dựng một thương hiệu mới, làm tiền đề cho ngân hàng phát triển đột phá hơn thời gian tới.
Sự kiện thay đổi thương hiệu chính là một mốc son vàng đánh dấu sự phát triển mới của Ngân hàng TMCP Bản Việt trong thời gian tới.Chúng tôi luôn đảm bảo quyền lợi của quý khách hàng, cổ đông và cán bộ nhân viên. Đối với quý khách hàng, chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm dịch vụ và cung cách phục vụ tốt nhất. Đối với các cổ đông, chúng tôi luôn đảm bảo kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả, minh bạch và thực hiện một cách hợp lý nhất giữa quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài với tiêu chí luôn luôn vì lợi ích cổ đông. Đối với cán bộ nhân viên, chúng tôi tạo dựng một môi trường làm việc công bằng với chính sách đãi ngộ đầy đủ và thỏa đáng.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Thanh Phượng
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Thanh Phượng
Năm 2012 dự đoán vẫn còn nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và thách thức với hệ thống Ngân hàng nói riêng, nhưng tôi tin rằng với sự đồng lòng của tập thể CB – NV và sự gắn bó, hỗ trợ của toàn thể Quý vị, chúng ta sẽ cùng đưa Ngân hàng TMCP Bản Việt nâng tầm lên một đỉnh cao mới với những thành tựu lớn hơn nữa. Thay mặt Ngân hàng TMCP Bản Việt tôi xin gửi lời chào thân ái cùng lời chúc sức khỏe, thành công, hạnh phúc đến toàn thể quý vị.
Trân trọng kính chào.
Nguyễn Thanh Phượng
Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Ngân hàng Bản Việt đồng hành cùng bóng đá Việt Nam

Ngày 25/4/2012, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã trình Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) danh sách Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam. Cũng trong cùng ngày, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã chấp thuận thành lập Hội đồng bảo trợ.
Theo đó, Ngân hàng Bản Việt chính thức trở thành ủy viên của hội đồng này cùng 19 doanh nghiệp khác, trong đó có Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình kỹ thuật số VTC, Tập đoàn Viettel, Đạm Phú Mỹ và Vinamilk… để đồng hành cùng bóng đá Việt Nam.
TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch VPF nói: “Các doanh nghiệp này không chỉ có uy tín lớn, nộp ngân sách nhiều mà còn tham gia hoạt động xã hội tích cực, và đều có mong muốn góp sức xây dựng, phát triển bóng đá Vietnam. Ở lượt về của mùa giải 2012, mỗi doanh nghiệp đã cam kết sẽ đóng góp 5 tỉ đồng. Năm 2013 tăng lên thành 7,5 tỉ đồng và năm 2014 là 10 tỉ đồng. Hợp đồng giữa các bên sẽ không kéo dài mà chỉ có thời hạn 3 năm. Sau đó sẽ cùng ngồi lại với nhau để bàn chặng đường đi tiếp theo”.
Ông Kiên nói tiếp: “Tôi xin khẳng định một lần nữa với người hâm mộ là VPF nói và làm được những điều đã cam kết. Việc có được bản quyền truyền hình không nằm ngoài mục đích tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của bóng đá VN. Có được khoản tiền lớn, VPF sẽ giúp VFF xây dựng giải bóng đá chuyên nghiệp thật tốt, nâng cao chất lượng của các CLB. Đặc biệt, VPF kỳ vọng đội tuyển quốc gia sẽ đạt kết quả tốt nhất ở các giải đấu khu vực và vươn ra châu lục, thế giới”.
Thành lập từ nằm 1992, Ngân hàng Bản Việt là một trong những ngân hàng TMCP lâu đời nhất Việt Nam, cung cấp cho khách hàng những giải pháp tài chính toàn diện. Hiện nay, Ngân hàng Bản Việt đã có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn. Dự kiến, trong năm 2012 ngân hàng sẽ phát triển thành 60 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc, tiếp tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị dự hội nghị thẩm định về Đề án đề nghị công nhận thị xã Sầm Sơn

Chủ tịch UBND thị xã Vũ Đình Quế đã báo cáo với Hội đồng thẩm định về Đề án đề nghị công nhận thị xã Sầm Sơn là đô thị loại III

Ngày 20/4/2012 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là đô thị loại III, với sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và các Hội, Hiệp hội chuyên ngành xây dựng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tại Hội nghị. 
Thay mặt lãnh đạo thị xã Sầm Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Vũ Đình Quế đã báo cáo với Hội đồng thẩm định về Đề án đề nghị công nhận thị xã Sầm Sơn là đô thị loại III. Theo báo cáo, thị xã du lịch nghỉ mát Sầm Sơn được thành lập từ năm 1981 bao gồm thị trấn Sầm Sơn và 3 xã thuộc huyện Quảng Xương. Sau 30 năm thành lập, nhất là trong 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sầm Sơn đã luôn luôn phát huy truyền thống cách mạng, nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và giành được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng thị xã Sầm Sơn ngày càng giàu đẹp hơn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, khai thác tiềm năng thế mạnh tạo nên vóc dáng và diện mạo mới cho Đô thị Du lịch biển Sầm Sơn.

Thị xã Sầm Sơn ngày nay đã và đang phát triển rất mạnh mẽ với kết cấu hạ tầng du lịch, giao thông, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 83,09%, tỷ lệ đô thị hóa cao…Căn cứ theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về phân loại đô thị và Thông tư số 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, thị xã Sầm Sơn đã hội đủ các điều kiện và đáp ứng cơ bản các tiêu chí của đô thị loại III. Việc thị xã Sầm Sơn được công nhận là đô thị loại III sẽ là nguồn động viên, cổ vũ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sầm Sơn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng thị xã Sầm Sơn ngày càng phát triển trở thành một thành phố du lịch biển trong tương lai.

Hội đồng thẩm định cũng đã nghe báo cáo thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị xã Sầm Sơn là đô thị loại III của Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng, Báo cáo phản biện của Vụ Chính quyền địa phương Bộ Xây dựng và các ý kiến phát biểu của các thành viên Hội đồng. Về cơ bản Hội đồng nhất trí với những đánh giá của Đề án và góp ý kiến với tỉnh Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn một số vấn đề cần lưu ý để phát triển đô thị Sầm Sơn thực sự xứng tầm với những tiềm năng thế mạnh và đô thị loại III trong các mặt quy hoạch đô thị và quản lý đô thị, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, phát triển các tuyến và các loại hình du lịch để nâng cao sức cạnh tranh của đô thị Sầm Sơn.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Ngọc Hồi cho biết, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng như thị xã Sầm Sơn đã thể hiện quyết tâm cao và tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho Sầm Sơn. Tuy nhiên do những khó khăn về nguồn lực nên công tác đầu tư cho quy hoạch, xây dựng đô thị Sầm Sơn cũng còn những hạn chế và bất cập. Năm 2011, quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn đã được UBND tỉnh phê duyệt sẽ là cơ sở để Sầm Sơn tiến hành xây dựng và chỉnh trang đô thị, xây dựng quy chế quản lý đô thị. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn, Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Ngọc Hồi cám ơn sự quan tâm, ủng hộ của các Bộ, ngành đối với tỉnh Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, bày tỏ trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng để trong công tác chỉ đạo, điều hành sẽ nỗ lực khắc phục những điểm còn yếu kém, khiếm khuyết để xây dựng đô thị Sầm Sơn xứng đáng với danh hiệu đô thị loại III và phát triển thành thành phố trong tương lai.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhất trí với các ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, và chúc mừng tỉnh Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn đã được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Sầm Sơn là đô thị loại III.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, thị xã Sầm Sơn có vị trí thuận lợi bên bờ vịnh Bắc Bộ, với bãi biển dài và đẹp, địa hình bằng phẳng tạo cho Sầm Sơn những tiềm năng về phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là phát huy thế mạnh du lịch biển. Trong 30 năm qua, thị xã Sầm Sơn đã phát triển không ngừng và đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, phát triển đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và đã đạt được các tiêu chí của đô thị loại III.

Tuy nhiên, qua đánh giá của tỉnh Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn trong Đề án và ý kiến của các thành viên Hội đồng cũng cho thấy, Sầm Sơn cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng đô thị. Quy hoạch đô thị Sầm Sơn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt năm 2011 đã mở rộng thêm địa giới hành chính của thị xã Sầm Sơn thêm 6 xã, đó là một thách thức đối với đô thị Sầm Sơn trong việc tập trung nguồn lực đầu tư và công tác quản lý đô thị. Do đó, tỉnh Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn cần quan tâm việc xây dựng lộ trình cụ thể về phát triển đô thị Sầm Sơn, trong đó chú ý đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, coi trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý đô thị, quan tâm công tác quy hoạch theo hướng khai thác đặc trưng của đô thị du lịch biển, đầu tư hơn nữa cho công tác thiết kế cảnh quan đô thị, công trình công cộng, dịch vụ để hấp dẫn khách du lịch và nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh lớn nhưng tỷ lệ đô thị hóa mới đạt 13,5% (cả nước 31%), do đó, tỉnh cần tập trung rà soát các chương trình phát triển đô thị của tỉnh, có lộ trình triển khai, huy động các nguồn lực cho phát triển đô thị để tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Họp nghiệm thu ngăn sông đợt 1 công trình thủy điện Lai Châu

Ngày 17/4, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (HĐNTNN) các công trình xây dựng đã tổ chức họp nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng phục vụ ngăn sông đợt 1 công trình thủy điện Lai Châu. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Hội đồng đã chủ trì cuộc họp.

Dự họp có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Lê Đình Tiến. Cùng dự còn có các chuyên gia, đại diện chủ đầu tư, BQL dự án, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công.
công trình thủy điện Lai Châu
công trình thủy điện Lai Châu
Theo báo cáo tại cuộc họp, có 6 hạng mục phục vụ ngăn sông đợt 1 cần nghiệm thu gồm: Đào hố móng vai phải, thi công bê tông kênh và cống dẫn dòng, lắp đặt thiết bị và thử khô cửa van cống dẫn dòng, khoan phun chống thấm và gia cố nền kênh dẫn dòng, giải phóng lòng hồ và công tác chuẩn bị ngăn sông. Đến thời điểm này, các hạng mục trên đã cơ bản hoàn thành. Thảo luận tại các cuộc họp, các chuyên gia đều khẳng định đến thời điểm này đã đủ cơ sở pháp lý để tiến hành ngăn sông đợt 1 công trình thủy điện Lai Châu trong ít ngày nữa.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch HĐNTNN đồng ý với ý kiến của các chuyên gia và lưu ý chủ đầu tư, BQL dự án, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công cùng các đơn vị liên quan cần đặt công tác an toàn, chất lượng lên hàng đầu. Từ nay đến ngày ngăn sông cần tiếp tục kiểm tra việc hoàn thành nốt các công việc còn lại. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch HĐNTNN yêu cầu phía tư vấn thiết kế chú ý xem xét và giải quyết thỏa đáng các ý kiến góp ý của chuyên gia tại cuộc họp HĐNTNN, nếu cần thiết có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia nước ngoài độc lập để thẩm tra, đảm bảo tính an toàn lâu dài cho thủy điện sau này.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Hà Nội đề xuất xây dựng ĐH thủ đô

ĐH thủ đô Hà Nội sẽ đào tạo đa ngành, tập trung vào ngành mang đặc thù như môi trường, xây dựng và quản lý đô thị, giao thông. Trường này có thể được thành lập trên cơ sở Cao đẳng Sư phạm Hà Nội hiện nay.

Theo UBND TP Hà Nội, hiện thủ đô có nhiều đại học song các trường đều thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo theo yêu cầu, nhiệm vụ chung do Bộ GD&ĐT chỉ đạo và những định hướng riêng của mỗi trường. Trong khi Hà Nội cần có riêng trường đại học để có thể chủ động đào tạo giáo viên, cán bộ ngành với trình độ đại học và trên đại học, theo yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên ngành, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.

ĐH thủ đô sẽ chủ động đào tạo những chuyên ngành, bộ môn mang bản sắc đặc thù của Hà Nội, như: văn hóa lịch sử Thăng Long, môi trường, xây dựng và quản lý đô thị, giao thông đô thị… Trường cũng sẽ chủ động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ xã, phường, thị trấn, quận huyện thị xã của thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Hà Nội cho biết, cách đây 13 năm thành phố đã có kế hoạch lập ĐH thủ đô. Cao đẳng sư phạm Hà Nội đã chuẩn bị đội ngũ và cơ sở vật chất qua nhiều năm, đến nay một số ngành mũi nhọn đã đảm bảo yêu cầu đề ra, do vậy trường thiết tha đề nghị Bộ DG&ĐT tạo điều kiện thành lập đại học.

Hiện Cao đẳng sư phạm Hà Nội đã đáp ứng được những tiêu chí như có đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đạt và vượt tỷ lệ quy định của Bộ GD&ĐT, có chất lượng cao so với các trường cao đẳng sư phạm; được UBND thành phố thống nhất chủ trương bố trí cho trường khoảng 20 ha đất, cam kết bố trí đủ vốn để xây dựng trụ sở mới.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Hà Nội chiều 12/4, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận ủng hộ chủ trương thành lập ĐH thủ đô để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ chất lượng cao tại khu vực Hà Nội. Còn lấy trường nào làm hạt nhân thì Hà Nội phải cân nhắc thêm.

Bộ trưởng cho biết, ông vẫn băn khoăn việc lấy Cao đẳng Sư phạm Hà Nội để nâng cấp thành đại học. Trước mắt Hà Nội cần nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường này.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Hà Nội lên kế hoạch xây dựng nhiều bãi xe ngầm

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi Sở Giao thông, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan chấp thuận việc xây dựng ba bãi đỗ xe ngầm để đáp ứng nhu cầu để xe của nhân dân vốn đang rất thiếu.
 Người dân chật vật tìm nơi gửi xe
 Người dân chật vật tìm nơi gửi xe
Cụ thể, thành phố chấp thuận xây dựng dự án bãi đỗ xe ngầm tại khu vực Cung văn hóa Hữu Nghị. Theo đó, thời gian duyệt dự án trong năm 2012, thực hiện dự án từ năm 2013. Khu vực vườn hoa Cổ Tân (Hoàn Kiếm) và vườn hoa tại khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính cũng sẽ được xây dựng bãi đỗ xe ngầm, triển khai trong năm 2013.

Trước đó, thành phố đã chấp thuận cho Ban quản lý chỉnh trang đô thị triển khai hai bãi đỗ xe ngầm tại vườn hoa Bác Cổ và dọc hè Trần Nhân Tông. Hai dự án này dự kiến được trình và thẩm định trong quý II năm nay.

Như vậy, tính đến thời điểm này Hà Nội duyệt năm bãi đỗ xe ngầm để giải quyết tình trạng khan hiếm bãi xe.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

22.000 tỉ đồng xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Ngày 10.4, Viện kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) cùng với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai họp bàn về phương án quy hoạch, xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, nằm song song với quốc lộ 51.
Dự án được Bộ GTVT giao cho Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lập dự án xây dựng theo hình thức BOT với tổng kinh phí khoảng 22.000 tỉ đồng.
Dự kiến, dự án do tổ hợp các nhà đầu tư gồm: Tổng công ty phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam IDICO, Tổng công ty Sông Đà và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Theo thiết kế, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng chiều dài 68 km. Điểm đầu nối với quốc lộ 1A (đoạn tránh TP.Biên Hòa), điểm cuối tại km 71+600 trên quốc lộ 51.
Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được thiết kế với vận tốc lưu thông là 120 km/giờ, thuộc đường cao tốc loại A.